Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Trong các loại thủy sản thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao.
Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Ðất để nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản.
Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm
2. Nuôi Trồng Thủy Sản Hữu Cơ.
Nuôi trồng Thuỷ sản hữu cơ hay còn gọi là nuôi sinh thái là một phương thức tăng giá trị đặc biệt, đó là vì người tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản hữu cơ bằng lòng bỏ tiền ra mua sản phẩm này với giá cao
Nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ là xây dựng một hệ thống sản xuất sản phẩm thuỷ sản, sử dụng hình thái và công năng của môi trường tự nhiên mà nó phụ thuộc, tái sử dụng lại vật phế thải và tận dụng nguồn lợi có thể tái sinh trong hệ thống này mà không phá hoại hệ thống sinh thái tự nhiên.
Mục đích của nuôi trồng hữu cơ nhằm chọn lựa một loại phương án ngược với phương án sản xuất thuỷ sản thông thường, tức là bảo vệ môi trường sinh thái, giảm bớt tỷ lệ phát sinh bệnh tật, giảm bớt sự tiêu hao thức ăn v.v tăng độ an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm
Mô hình nuôi trồng hữu cơ ( Ảnh)
3. Mục Tiêu Cơ Bản của việc Nuôi Trồng Hữu Cơ.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản liên tục.
Cấm sử dụng phân vô cơ và bất cứ loại thuốc sát trùng nào. Cấm sử dụng sản phẩm của công nghệ gien.
Có mạng lưới giám sát môi trường một cách chặt chẽ và có hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hạn chế mật độ nuôi, khuyến khích hệ thống nuôi xen canh, kết hợp.
Giảm thiểu tối đa mức ô nhiễm trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và chế biến thuỷ sản.
Hài hoà mọi nhu cầu và điều kiện sống của các sinh vật thuỷ sinh trong môi trường tự nhiên làm tối đa hoá sự sinh lợi của sinh vật thuỷ sinh.
4. Các Tiêu Chuẩn Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Hữu Cơ.
Thủy sản được xử lý bằng kháng sinh và thuốc trừ sâu sẽ được bán như là sản phẩm “hữu cơ”;
Sự lây lan dịch bệnh và sinh vật ký sinh sang cá cá tự nhiên;
Tự do thải phân cá vào đại dương;
Một định nghĩa sai lệch về nghề cá bền vững với việc sử dụng không hạn chế cá tự nhiên “bền vững” tương ứng trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Trên 30% thực phẩm từ nguồn phi hữu cơ, không bền vững nếu nguồn hữu cơ không sẵn có;
Sự trốn thoát của cá nuôi mà cạnh tranh hay lai giống với cá cùng loài ngoài tự nhiên; và Những sự tương tác mạnh với các loài động vật hữu nhũ biển.
“Cá được dán nhãn “hữu cơ” không ăn thức ăn 100% hữu cơ, đến từ những hệ thống nuôi quây lưới mở, hoặc cá nhiễm PCBs làm giảm đáng kể những y mong đợi đối với các sản phẩm hữu cơ”.